Tổng quan tỉnh Bình Định
Một số thông tin tổng quan về diện tích, dân số, đặc điểm, thế mạnh tỉnh Bình Định
- Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, là 01 trong 05 tỉnh của vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung
- Bình Định có chiều dài 134km bờ biển (biển thoáng, cát trắng), diện tích vùng lãnh hải 36.000km2
- Là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng Nam Lào, Đông Bắc Campuchia
- Với dân số hơn 1.5 triệu người (năm 2021)
- Thành phố Quy Nhơn là cực tăng trưởng phía Nam của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, được định hướng phát triển thành trung tâm văn hóa phía Nam của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ
- Bình Định có hệ thống giao thông cơ bản hoàn thiện, đồng bộ, kết nối thuận lợi giữa các vùng, với đầy đủ các phương thức vận tải (như: đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển).
- Hiện có 5 tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh, trong đó đang hình thành các tuyến cao tốc.
- Các tuyến đường kết nối cảng Quy Nhơn, sân bay Phù Cát, ga Diêu Trì với khu kinh tế, công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch đã và đang được đầu tư xây dựng.
- Bình Định đang đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH để sẵn sàng đón các nhà đầu tư, nhất là hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp với tổng diện tích 15.300 ha và hạ tầng cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.940 ha.
- Bình Định có đội tàu đánh bắt xa bờ với số lượng lớn (3.287 tàu cá) cùng với các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nuôi trông thủy sản nên có thể trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn trong khu vực
- Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Sản phẩm đồ gỗ, may mặc, nhựa giả mây, cá ngừ đại dương, tôm thẻ chân trắng.
- Bình Định là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa – lịch sử – cách mạng
- Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) năm 2022 tăng 8,57%, cao hơn mức tăng 8,02% GDP của cả nước, xếp thứ 37/63 địa phương, thứ 6/14 địa phương duyên hải miền Trung, thứ 3/5 địa phương khu vực trọng điểm miền Trung
- GRDP bình quân đầu người cuối năm 2022 đạt 70,7 triệu đồng.
Định hướng phát triển của tỉnh Bình Định
Thúc đẩy 5 trụ cột tăng trưởng: (1) Phát triển công nghiệp; (2) phát triển du lịch; (3) phát triển dịch vụ cảng và logistics; (4) phát triển nông, lâm nghiệp – thủy sản dựa trên công nghệ cao; (5) phát triển kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa
Trong đó cần giải quyết có hiệu quả 3 khâu đột phá:
- (1) Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Bình Định;
- (2) đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh;
- (3) tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông cho vùng phía Bắc tỉnh nhằm thúc đẩy cực tăng trưởng phía Bắc tỉnh.