RỦI RO KHI MUA NHÀ, ĐẤT SỔ CHUNG HAY ĐỒNG SỞ HỮU

Vì đâu mua đất, nhà sổ chung, đồng sở hữu….

Nhu cầu an cư lạc nghiệp, hoặc có miếng đất cắm dùi an sinh cuộc sống trong thực tế và xã hội hiện đại ngày càng cấp thiết và nhất là đối với những gia đình trẻ, những người thu nhập thấp thì nguyện vọng cũng như mơ ước luôn luôn thôi thúc họ mong muốn sở hữu một tổ ấm cho riêng mình và gia đình.

Nhưng vì tài chính có hạn và thấu hiểu được những cơ cực, chi phí trong khi thuê nhà trọ ở. Thì họ đã lựa chọn 1 số giải pháp mua nhà sổ chung, đồng sở hữu trong khi chưa thấu hiểu được những rủi ro và nguy cơ tiềm tàng mang lại sau này. Sau đây Nhà đất Quy Nhơn xin chia sẻ 1 số rủi ro phát sinh khi mua đất sổ chung, đồng sở hữu mà người mua có thể vướng mắc sau này.

Về Nguyên tắc cấp sổ đỏ đối với đất có chung quyền sử dụng đất

Theo khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013, thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận. Và tất nhiên mỗi người này đều có quyền ngang bằng nhau trong Giấy chứng nhận này. Chính vì vậy sẽ gây khó khăn trong thực tế sử dụng như:

  1. Ví dụ 1 GCN đồng sở hữu 3 người có nhà trên đất. Khi 1 người có nhu cầu sửa chữa nhà của mình, phải được sự đồng ý của cả 3 người. Nếu 1 trong 3 người không đồng ý thì việc sửa chữa hay cải tạo kia là bất hợp pháp
  2. Tương tự vậy trong mua bán hay cho tặng hay thừa kế cũng phải có sự tham gia của 3 người chủ đồng sở hữu trên GCN đó
  3. Rủi ro khi đem GCN khi đi vay. Phải được sự đồng ý của 3 người chủ trên GCN. Mà cho dù là 3 người có nhu cầu vay và chia đồng đều số tiền vay. Nhưng vẫn tiềm tàng rủi ro khi 1 người không có khả năng trả nợ.
    • Ví dụ 1 GCN có giá trị 900trđ của 3 người đồng sở hữu. Vì Anh A có nhu cầu vay để làm ăn hay xử lý công việc nên muốn vay 200trđ. Anh B và Anh C không có nhu cầu cấp thiết phải vay, nhưng cũng đồng ý vay 600trđ để có vốn mỗi người 200trđ để làm ăn, hoặc cho con cái làm ăn. Trong quá trình vay, Anh B – Anh C có đóng lãi đầy đủ, nhưng Anh A không đóng lãi, mà còn mất khả năng thanh toán khoản vay thì rủi ro nguy cơ ở đây là Anh B – Anh C phải thương lượng trả nợ thay nếu không đến lúc phát mãi thì Ngân hàng sẽ tính trên GCN có sự đồng sở hữu của 3 người. (1 rủi ro tương tự khi mua đất giấy tay, hay mua đất không tách sổ,…. khi người chủ GCN đem cầm cố ngân hàng và bị phát mãi thì lúc phát mãi những người chủ không chính thức, không được thừa nhận về mặt pháp luật như mua giấy tay hay chưa tách sổ,…. sẽ bị gặp phải…

Khi khai thác sử dụng nhà đất chung sổ, đồng sở hữu mọi vấn đề đều cần sự đồng ý, nhất trí của tất cả những người đồng sở hữu – tức những người có tên trên sổ. Do đó, mỗi khi muốn làm gì đó trên đất của mình bạn đều phải thực hiện một bước là thuyết phục tất cả những người đồng sở hữu còn lại.

Việc này gây ra nhiều phiền hà, rắc rối. Đặc biệt khi bạn có mối quan hệ “cơm không lành, canh không ngọt” với một ai đó trong sổ.

Trên đây chỉ là 3 khía cạnh nhỏ trong nhiều rủi ro khi bạn mua nhà đất sổ chung hay đồng sở hữu. Chính vì vậy khi bạn quyết định mua nhà đất sổ chung hay đồng sở hữu phải cân nhắc tài chính và cân nhắc rủi ro sau này khi mua. Khi lường trước được thì sau này gặp phải cũng đã có sự lường định trước và xử lý.

XEM THÊM NHÀ MẶT TIỀN BÙI THỊ XUÂN NGANG 8M GIÁ 7.X TỶ…

XEM THÊM ĐẤT MẶT TIỀN QUỐC LỘ 19 TỪ CẦU BÀ DI ĐI CẢNG QUY NHƠN…

XEM THÊM MẶT TIỀN QUỐC LỘ 1D KHU VƯỜN RAU ĐI VỀ BIG C QUY NHƠN